Tân Tổng giám đốc Dinh dưỡng Vật nuôi Cargill Việt Nam – Thái Lan: Môi trường hiện tại là “thời điểm vàng” để nông nghiệp Việt Nam đổi mới

Với hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc tại thị trường Việt Nam và một số thị trường quốc tế, ông Phạm Đức Thắng, tân Tổng Giám đốc Ngành Dinh dưỡng Vật nuôi của Cargill Việt Nam & Thái Lan, đã quan sát, chứng kiến sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp song hành với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị và xã hội của Việt Nam.

Trên cương vị mới được bổ nhiệm vào tháng 6 năm 2022 với tư cách là Tổng giám đốc người Việt Nam đầu tiên của ngành Dinh dưỡng Vật nuôi Cargill tại Việt Nam, trong bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn phục hồi và trỗi dậy sau đại dịch Covid-19, ông Thắng nhìn nhận môi trường hiện tại là “thời điểm vàng” để đổi mới và chia sẻ về những gì ngành Dinh dưỡng Vật nuôi Cargill trên toàn cầu đã thực hiện và hoàn toàn có thể được áp dụng tại Việt Nam – một thị trường tăng trưởng quan trọng của Cargill tại Châu Á – Thái Bình Dương.

Công nghệ kiến tạo sự đổi mới

Thế giới ngày nay đang phải đối mặt vô vàn thách thức trong bối cảnh thế giới thay đổi và phát triển với tốc độ nhanh chóng, và một trong số đó là làm thế nào để nuôi dưỡng lượng dân số toàn cầu dự kiến sẽ tăng thêm gần 30% vào năm 2050.

Công nghệ là yếu tố trọng yếu, không thể tách rời trong sự thành công của ngành nông nghiệp hiện đại, cũng như để giúp cho ngành nông nghiệp có thể bắt kịp tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Từ lâu, Cargill đã luôn chủ động và đi đầu về ứng dụng công nghệ tại Việt Nam, ngay cả trong thời kỳ xảy ra đại dịch, công ty đã tiên phong tổ chức hàng loạt khoá học trực tuyến (e-learning) và hội thảo trực tuyến dành cho các đại lý và người nông dân. Công ty cũng thường xuyên chia sẻ những bài học ứng dụng thực tiễn, các biện pháp thực hành tốt nhất, phổ biến những xu hướng và công nghệ mới nhất trên toàn cầu, nhằm hỗ trợ và giúp rút ngắn khoảng cách cho người nông dân Việt Nam trong thời đại kỹ thuật số.

Cargill đã dẫn đầu về ứng dụng công nghệ cho ngành nông nghiệp Việt Nam

Trên thực tế, từ năm 1997 đến nay, thông qua chương trình bồi dưỡng kiến thức dài hạn nhằm tập trung phổ biến thông tin và kinh nghiệm về các quy trình và phương pháp thực hành tối ưu trong quản lý trại chăn nuôi cũng như sức khoẻ và dinh dưỡng vật nuôi đến với người nông dân, Cargill đã tổ chức đào tạo, huấn luyện khoảng 1,7 triệu lượt nông dân tại Việt Nam thông qua rất nhiều khoá tập huấn, hội thảo và tư vấn tại trại.

Anh Trần Duy Hải, chủ trại heo nái đến từ Đồng Nai, hiện quản lý trang trại của mình chỉ với một chiếc iPad trên tay, chia sẻ rằng sau khi nỗ lực vượt qua những thách thức về công nghệ thông tin đối với một nhà nông truyền thống, hiệu suất trang trại của anh đã được cải thiện đáng kể nhờ ứng dụng Agriness của Cargill. Giải pháp quản lý trang trại này đã giúp tạo ra một cuộc cách mạng trong năng suất hoạt động của trại heo, nhờ cung cấp liên tục thông tin chi tiết về các số liệu, thông tin dinh dưỡng và sức khỏe mỗi con trong đàn 550 heo nái của anh Hải. Nhờ đó, anh Hải kịp ra những quyết định quan trọng và kịp thời, đưa trang trại 550 con heo nái của anh hoạt động hiệu quả và đã có thể cạnh tranh với những trang trại có quy mô lớn hơn nhiều trong ngành.

Áp dụng công nghệ vào chăn nuôi đang là xu hướng trên toàn cầu. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, người tiêu dùng trên toàn thế giới tin rằng cải tiến và áp dụng công nghệ vào nông nghiệp (Agritech) là giải pháp trung tâm giúp nuôi dưỡng dân số toàn cầu ngày càng gia tăng, xây dựng ngành chăn nuôi bền vững và cải thiện điều kiện sống cho vật nuôi. Người tiêu dùng và nhà sản xuất tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đều chia sẻ những mục tiêu chung, đó là chăn nuôi bền vững, áp dụng các phương thức sản xuất có trách nhiệm với môi trường.[1]

Những cam kết và thế mạnh trong lĩnh vực này đã và đang được Cargill thể hiện trong các dự án trên toàn thế giới. Ví dụ như ở Nam Mỹ, chúng tôi đã ứng dụng thu thập dữ liệu chuyên sâu kết hợp cùng công nghệ kỹ thuật số để nỗ lực đưa dinh dưỡng vật nuôi phát triển toàn diện, dựa trên các thông tin theo thời gian thực cho phép người chăn nuôi điều chỉnh và cải thiện chế độ ăn cho vật nuôi. Nhờ vậy, người nông dân luôn có thể chủ động quản lý được chi phí, nguồn dinh dưỡng và nhu cầu của vât nuôi, còn chúng tôi có thể kết hợp với tính toán về quy mô và hệ số tiêu hoá nhằm mang lại những giải pháp đáp ứng yêu cầu của họ.[2]

Một ví dụ khác là trong chăn nuôi gia cầm, Cargill luôn đồng hành cùng người nuôi gia cầm, đưa vào ứng dụng mô hình Trí tuệ Nhân tạo (AI) để cung cấp báo cáo toàn diện cũng như đưa ra khuyến nghị biện pháp can thiệp hiệu quả giúp nhà chăn nuôi giải quyết các vấn đề về ‘hệ vi sinh đường ruột’, bao gồm vi khuẩn, virus và các vi sinh vật đường ruột có hại khác. Chuyên gia của chúng tôi sẽ nhận diện các dấu ấn sinh học trọng yếu giúp xác định trạng thái hệ vi sinh đường ruột của vật nuôi. Tiếp đó, chuyên gia Cargill áp dụng các phân tích thống kê, công nghệ máy học, và AI trước khi tiếp xúc và cung cấp cho nhà chăn nuôi một báo cáo toàn diện, kèm theo đó là những biện pháp can thiệp được khuyến nghị để giải quyết vấn đề.[3]

Kỹ thuật viên của Cargill tận tình chăm sóc đàn heo

Đồng hành cùng người nông dân tại Việt Nam và trên thế giới

Tại Việt Nam, Cargill tiếp cận thị trường thông qua mạng lưới hàng ngàn đại lý, cũng như phục vụ trực tiếp các trại nuôi thương mại. Chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo và hội nghị nhằm trao đổi thông tin công nghệ, giúp người chăn nuôi gia tăng năng suất, đảm bảo sự thành công bền vững cho tất cả các bên liên quan bởi chỉ khi người chăn nuôi thành công thì chúng tôi mới thành công.

Câu chuyện của anh Trần Duy Hải là minh chứng rõ rệt nhất cho cam kết này. Cargill đã đồng hành cùng nông trại của gia đình anh trong suốt một phần tư thế kỷ qua, giữa hai bên đã tạo dựng mối quan hệ đối tác bền vững, giúp nông trại ngày càng phát triển và mở rộng. Nhiều câu chuyện thành công tương tự cũng đã được Cargill thực hiện ở khắp nơi mà Cargill có hiện diện kinh doanh.

Một doanh nghiệp chăn nuôi heo nổi tiếng ở Trung Quốc từng gặp nhiều khó khăn khi tỉ lệ heo bị tiêu chảy lên tới trên 20% ở lứa heo trong giai đoạn từ 7kg đến 30kg, tại bảy trang trại trong hệ thống. Hậu quả là chi phí thú y và thuốc men tăng vọt, mức độ tăng trưởng của đàn chậm hơn dự kiến, tỉ lệ chuyển hóa thức ăn cao hơn, khiến tốc độ quay vòng chuồng của trang trại giảm đáng kể. Kết hợp công nghệ đột phá và dịch vụ tư vấn sát sao tại trại với nhà chăn nuôi, Cargill đã tiếp cận và nỗ lực khắc phục tình trạng này bằng cách triển khai Chương trình Quản lý Y tế Cargill, thay đổi sản phẩm dinh dưỡng, và điều chỉnh môi trường chuồng trại. Nhờ đó, doanh nghiệp đã giảm tỉ lệ tiêu chảy heo xuống dưới 5% trên toàn hệ thống, và doanh thu tăng thêm 180.000 USD.[4]

Một trong những doanh nghiệp chăn nuôi heo lớn nhất Hàn Quốc cũng đối mặt các vấn đề tương tự, với tỉ lệ heo con chết sau cai sữa ở mức báo động là 15%. Heo gặp nhiều vấn đề về khả năng tiêu hóa và bị tiêu chảy, làm sụt giảm trọng lượng nghiêm trọng, bên cạnh đó còn phát sinh các bệnh đường hô hấp ở đàn. Đội ngũ tư vấn của Cargill đã tiến hành điều tra thực địa, thực hiện một số điều chỉnh đáng kể trong quy trình kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm cho đàn heo. Kết quả là chỉ sau hai tuần, trang trại đã đạt được những tiến bộ ngoạn mục.[5]

Cam kết đối với đất nước & con người sở tại

Nhưng trên hết, ở trọng trách mới, ông Thắng sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và phát huy các nguyên tắc cốt lõi của Cargill tại những thị trường mà ông phục vụ. Là một trong những doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tiên thiết lập nền móng kinh doanh tại Việt Nam sau khi hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại vào năm 1995, Cargill luôn nỗ lực để trở thành một đối tác đáng tin cậy, góp phần cải thiện cuộc sống của người nông dân, và là doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng. Cụ thể là chương trình xây dựng trường học cho cộng đồng. Trong tháng 5 năm 2022, Quỹ Từ thiện Cargill Cares đã hoàn thiện và bàn giao hai công trình trường học thứ 104 và 105 nhằm phục vụ trẻ em vùng sâu vùng xa có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu hoàn thành 150 ngôi trường cho Việt Nam vào năm 2030 mà công ty đã cam kết.

Công trình trường học thứ 104 của Quỹ Cargill Cares

Trọng tâm cam kết của Cargill là tạo dựng một danh muc sản phẩm, giải pháp & dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu người nông dân ở mọi cấp độ và quy mô chăn nuôi, phù hợp với đăc tính vật nuôi và thổ nhưỡng tại Việt Nam. Chúng tôi không ngừng chú trọng hợp tác với người nông dân Việt Nam, ở cả quy mô hộ gia đình cũng như chăn nuôi thương mại, lấy thành công và sự thịnh vượng của bà con nông dân làm mục tiêu then chốt trong chiến lược phát triển dài hạn cùng với đất nước và con người Việt Nam.

Và đó cũng là mục tiêu của tập đoàn Cargill nhằm nuôi dưỡng thế giới theo một phương thức an toàn, có trách nhiệm và bền vững. Và theo quan điểm của ông Thắng thì sự phát triển bền vững ấy sẽ thông qua từng tiến bộ, theo từng bước, nhỏ nhưng bền bỉ, mỗi ngày của người nông dân, tại từng trang trại, trên từng con vật nuôi và trong cuộc sống dần được cải thiện mỗi ngày của mỗi con người. Đó mới chính là điều có ý nghĩa và quan trọng nhất.

Trọng tâm cam kết của Cargill là tạo dựng một danh muc sản phẩm, giải pháp & dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu người nông dân ở mọi cấp độ và quy mô chăn nuôi, phù hợp với đăc tính vật nuôi và thổ nhưỡng tại Việt Nam. Chúng tôi không ngừng chú trọng hợp tác với người nông dân Việt Nam, ở cả quy mô hộ gia đình cũng như chăn nuôi thương mại, lấy thành công và sự thịnh vượng của bà con nông dân làm mục tiêu then chốt trong chiến lược phát triển dài hạn cùng với đất nước và con người Việt Nam.
Và đó cũng là mục tiêu của tập đoàn Cargill nhằm nuôi dưỡng thế giới theo một phương thức an toàn, có trách nhiệm và bền vững. Và theo quan điểm của ông Thắng thì sự phát triển bền vững ấy sẽ thông qua từng tiến bộ, theo từng bước, nhỏ nhưng bền bỉ, mỗi ngày của người nông dân, tại từng trang trại, trên từng con vật nuôi và trong cuộc sống dần được cải thiện mỗi ngày của mỗi con người. Đó mới chính là điều có ý nghĩa và quan trọng nhất.